Tag Archives: che do

“Sao dân tộc cứ mãi chìm trong bể khổ?”

  

Cứ mỗi khi đi đâu về là tôi lại lao vô máy tính như ngấu nghiến (dù đã tranh thủ điểm tin trên điện thoại di động bất cứ khi nào có thể) để mà buồn! Sao lại để mà buồn? Biết buồn sao còn cứ lao vô? Nhưng thực ra cũng có nhiều người như thế lắm, đâu phải chỉ mình tôi? Bữa nào sắp phát điên , muốn bồi thêm nhát nữa cho chết hẳn thì bỏ bài “Cái sự hèn và nỗi uất nghẹn của đớn đau” của tác giả Hà Văn Thịnh từng đăng trên BVN ra nhai lại!  Nhưng cũng phải thừa nhận rằng tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của tác giả, nhất là với câu “Mức độ và “tần số” của những cuộc khởi nghĩa đó nói thẳng, rõ ràng với chúng ta rằng đừng có tôn vinh sự quật cường thái quá bởi không có sự vượt trội so với nhiều dân tộc khác (nếu không muốn nói là chưa bằng) thì không thể luôn luôn huyễn hoặc mình”. Đó cũng là một phần của một cách trả lời cho câu hỏi “Người Việt có anh hùng bất khuất thật hay không?”

          Như vậy có thể nói rằng cái sự buồn chồng chất của nhiều người mang trong mình dòng máu Việt và có quan niệm giống tôi đã tồn tại từ nhiều chục năm trời và có nguy cơ chất chồng thêm năm tháng.!

        Thật trùng hơp! Cũng đã đến ngày cái chánh quyền “ là sự thu nhỏ của chánh quyền trung ương” (lời cụ Lê Hiền Đức) kia lôi gia đình nạn nhân Vươn ra xử.

        Theo nhận định chủ quan cá nhân, Mao 60% công, 40% tội, ( đó là theo đánh giá của chính bộ chánh trị nhà Mao sau khi Mao chết), ông Duẩn ( Lê Duẩn) thì ngược lại, còn Đảng cộng sản VN tới giờ phút này được coi như tội đồ của dân tộc khi đưa dân tộc ta lún vô vết trượt dài thảm hại này.

        Có rất nhiều khả năng công lí vẫn sẽ chẳng được thực thi khi mà còn tồn tại chế độ này – cái chế độ theo thuyết không tưởng vật vạ cứ sau một thời gian lại thêm một cái đuôi như “ kết hợp tư tưởng Hồ Chí Minh”, “ định hướng xã hội chủ nghĩa” – mà thực chất – đường đi của nó “chẳng giống ai” và ngược với lợi ích dân tộc bởi thực chất giới cầm quyền là những nhóm lợi ích nhỏ nhen tôn thờ chủ nghĩa tư hữu nhưng lại không muốn người khác tư hữu. Thật lạ là dân Việt vẫn đa phần kiên quyết nhẫn nại hay sao đó mà để diễn tiến xã hội đạt tới cái mức mà ông Trọng nói những ý kiến góp ý khác với ý của Đảng cộng sản cầm quyền là “ suy thoái đạo đức”, dẫn tiếp tới diễn tiến tiếp theo là ông Sinh Hùng nói những ý kiến khác với bản dự thảo của “ các ổng” là chống Đảng, chống nhà nước! Thực ra thì trừ những người hèn nhát, quá kém hiểu biết và thiếu trách nhiệm công dân lại nghèo như những bà bác, mẹ, chị, em họ hay ruột thịt tôi, còn đại đa số từ lâu đã rất muốn xây lại cái nhà nước này  rồi – tất nhiên chỉ có xây lại – tức là dỡ bỏ ( hay đập, hay phá) đi để xây lại rồi .

         Chắc chắn một chế độ độc tài , phản tiến bộ, phản dân tộc dù có được trong tay bộ máy đàn áp hùng hậu, truyền thông độc quyền một chiều và rộng khắp, với ban chóp bu bất tài, vô tâm nhưng thừa xảo trá  thì cũng không thể tồn tại lâu được – nhất là khi khối ung nhọt trong nó và sự uất ức trong lòng dân tộc đã tới ranh giới cực đại. Chỉ có điều khi có biến thì nhiều khả năng Trường Sa sẽ mất dù có cả phương án một tướng, tá toàn quyền hành động, có sự ủng hộ của hải quân Mĩ. Nhưng nếu cứ để dân tộc suy kiệt như hiện nay, chế độ phi dân chủ vô hiệu hóa nhân tài như thế thì trước sau cũng mất thôi – tương tự như mất đất biên giới và một phần vịnh bắc bộ.

          Cũng khó lòng mong với hiện trạng bè phái xâu xé, lại gặp khi bộ máy quan chức do “ đảng cử” , mua quan bán tước, giáo dục luẩn quẩn, thì người giỏi trong giới chúp bu chắc cũng không có, lại có thể hi vọng vào sự chuyển đồi dân chủ không đổ máu như Miến Điện.

            Chỉ còn trông cậy vào những tấm lòng thao thức cùng vận mệnh dân tộc trong cơn nguy khốn , ngay cả những người trong biên chế ( trừ những người “cố thủ trong hầm trú ẩn” (Huy Đức), hay những người nông dân bị nhiều hạn chế như mẹ, chị tôi) may ra mới có được con đường mới cho dân tộc. Còn cho tới giờ phút này, do vẫn chưa có câu trả lời, tôi vẫn buộc phải để slogan trên blog của mình câu:                                                                                                                                                                              

  “Sao dân tộc cứ mãi chìm trong bể khổ?”